THỐNG KÊ GIAN HÀNG
Số sản phẩm 68
Khách viếng thăm 501.070
Ngày mở gian hàng 24/10/2008
Tên sản phẩm TRƯỜNG KỶ TÍCH CỔ ĐỒ - BỘ ĐẠI ĐẸP CỰC HIẾM
Hãng sản xuất ĐỒ GỖ VIỆT XƯA
Khách xem 6.876 lượt
Ngày cập nhật 21-06-2023
Giá cả Vui lòng gọi

 

TRƯỜNG KỶ TÍCH CỔ ĐỒ - LOẠI ĐẠI CỰC HIẾM [ SANG TRỌNG - UY NGHIÊM - HOÀNH TRÁNG ].
BỘ Ghế TRƯỜNG KỶ CỔ ĐỒ NÀY RẤT LỚN, CHẮC CHẮN, VỮNG CHÃI ĐƯỢC NGHỆ NHÂN HUẾ XƯA ĐỤC CHẠM 4 MẶT CỔ ĐỒ, HÌNH TƯỢNG DƠI THỌ + NGŨ PHÚC SẮC NÉT, TỈ MỈ, CHAU CHUỐT TỚI TỪNG TIỂU TIẾT .
HÌNH TƯỢNG NGŨ PHÚC KIM TIỀN & DƠI NGẬM THỌ [ Mang Lại May Mắn - Tiền Tài - Phúc Lộc Cho Gia Chủ ...]
THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM
- Số món: 3 Gồm ( 2 Ghế Trường Dài Và 1 Bàn Lớn Chữ Nhật ).
- Kích thước: - BÀN ( Dài 155cm x Rộng 79cm x Cao 81cm) .
- GHẾ( Rộng 69cm x Dài 198cm x Tựa Cao122cm) .
- Chất liệu: Gỗ Gụ Ta Quảng Bình [ Gõ Đen 100% ] Chất Gỗ Nặng, Chắc, Vân Ten Rất Đẹp. Mặt Bàn Và Mặt Ghế Lớn Đều Một Miếng Không Chắp Ghép - Nứt Nẻ Cong Vênh
- Bảo hành: 10 Năm .
- Giá bán: Quý Khách Vui Lòng Xem Hàng Tại Đồ Gỗ Việt Xưa Địa Chỉ : Số Nhà 173/22 Đường An Dương Vương - P. An Lạc - Q. Bình Tân - Tp.HCM Biết Thêm Chi Tiết Cũng Như Giá Thành Sản Phẩm.
- Hotline: 0915 30 30 10 - 028 3980 5944
- HÀNG BÁN CÔNG TY CHÚNG TÔI LUÔN LUÔN KÈM THEO PHIẾU BẢO HÀNH - VẬN CHUYỂN AN TOÀN - TOÀN QUỐC TỚI NƠI QUÝ HÀNG LƯU TRÚ .
Website:
www.dogocoxua.com / www.dogovietxua.com

♦ MỘT SỐ HÌNH ẢNH MỜI QUÝ KHÁCH THAM KHẢO





Chữ Thọ, Chữ Vạn - đem lại may mắn trong ngôi nhà của bạn

Chữ Thọ, Chữ Vạn, Phước Lộc Thọ ...Sống thọ để hưởng phúc lộc vẫn là ước muốn muôn thuở muôn phương của nhân loại. Chữ thọ, chữ vạn được viết cách điệu để làm hoa văn trang trí nhà cửa, đồ đạc, y phục.

* Chữ Thọ theo chữ Hán xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành, và chữ sĩ xếp trên đầu chữ Thọ. Sĩ nghĩa đen là học trò, học rộng là sự hiểu biết, là tư duy.

Như vậy điều đầu tiên muốn sống lâu thì bộ óc luôn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Có nhiều công trình khoa học có giá trị được đúc kết phát minh ở vào tuổi trên 70. Người Pháp có câu tục ngữ “Tôi suy nghĩ, là tôi tồn tại”. Như vậy thường xuyên suy nghĩ sáng tạo là giúp ta sống lâu. Ngày nay, đã có quan điểm xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời. Ý tưởng này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng từ sau Cách mạng Tháng 8. Ở Pháp, vào độ tuổi 60 thi vào đại học là điều khuyến khích. Ở ta các cụ làm công tác nghiên cứu khoa học vào tuổi trên 70 vẫn còn học sử dụng thành thạo vi tính. Người ta thường nói những suy nghĩ sâu sắc nhất thường chỉ có ở tuổi già. Những điều nêu trong di chúc của Hồ Chủ tịch, những điều tiên đoán của các học giả tiền bối nổi tiếng đều chứng minh cho luận điểm này.

* Chữ cấu thành thứ 2 của chữ Thọ là chữ Nhị, nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng ra là quan hệ giao lưu qua lại. Người già muốn sống lâu phải thường xuyên giao tiếp tìm đối tác, trao đổi từng lĩnh vực của đời sống như văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế xã hội. Việc giao tiếp này cũng có nghĩa là nâng cao năng lực tư duy, giải tỏa những mắc mớ làm cho đầu óc thanh thản. Trong phương châm sống của người Trung Hoa, người già cần có vợ chồng chung thuỷ, có bạn bè tri kỉ để trao đổi tâm tình. Có nhiều cụ sống trên 80 tuổi, số bạn bè càng ngày ít vì các cụ đã dần dần ra đi, do đó cần phải tăng cường giao lưu để có nhiều bạn mới, có cơ hội gặp nhau thường xuyên, sống vui vẻ là ít bệnh tật hơn.

* Chữ thứ 3 của chữ Thọ là chữ Công, nghĩa là vận động. Người già muốn sống lâu cần vận động theo sức lực của mình, trong vận động đáng chú ý nhất là đi bộ. Tuy nhiên đối với người đau khớp gối, khớp háng lại nên chỉ đi bộ vừa phải.

* Chữ thứ 4 là chữ Thọ là chữ Khẩu, nghĩa là miệng. Trong các chữ Hán có nghĩa phát ra lời nói, phần lớn có chữ Khẩu hoặc chữ Ngôn (nói). Chữ Khẩu trong chữ Thọ có nghĩa trừu tượng hơn.

* Chữ thứ 5 là chữ cuối cùng của chữ Thọ là chữ Thốn, theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Chữ này ở trong chữ Thọ là quy định 4 hoạt động trên đây đều nên ở một mực thước nhất định, là định lượng các hoạt động ở một mức thích hợp cho từng người chứ không phải cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố tạo cho con người sống lâu như di truyền, môi trường sinh thái, môi trường xã hội... kể cả sự rủi ro và may mắn mà trong chữ Thọ không thể nói lên được. Mong các cụ suy nghĩ và thử làm theo nghĩa cấu thành đã phân tích trên đây thì cũng sẽ có một cuộc sống trường thọ, là niềm vui đến cho gia đình và xã hội.

Ngày xuân chúc các cụ sống lâu theo ngữ nghĩa của chữ Thọ như là một triết lí sống của người phương Đông. Thọ có nghĩa là sống lâu trăm tuổi,ước mong có một cuộc sống hạnh phúc .

Chữ thọ cách điệu thành hình tròn còn được kết hợp với một vòng tròn bao quanh gồm năm con dơi và năm chữ vạn (swastika) xen kẽ nhau.

Con dơi chữ Hán gọi là bức, đọc cùng âm [fú] với chữ phúc, phước theo nghĩa may mắn, phúc lành. Năm con dơi tức là ngũ phúc, gồm có: (1) Thọ, là sống lâu; (2) Phú, là giàu có; (3) Khang ninh, là bình an; (4) Du hiếu đức, là có lòng ưa thích đạo đức; (5) Khảo chung mệnh, sống lâu cho tới hết đời.

Chữ vạn là biểu tượng cho sự tốt lành (cát tường). Nhưng vạn còn đồng âm với chữ vạn (10.000) với nghĩa là vô số.

Như vậy, đặt chữ thọ trong vòng năm con dơi và năm chữ vạn hàm nghĩa ao ước hay cầu chúc được hưởng ngũ phúc và vạn thọ (sống lâu muôn tuổi).

* * *

Mơ ước sống thọ của con người còn được biểu hiện qua hình ảnh Thọ tinh, là một vị tinh quân (thần sao) mà người Việt quen gọi là ông Thọ. Một hãng sữa hộp ở Việt Nam đã khôn khéo lấy hình ảnh Thọ tinh in lên nhãn, ngụ ý tạo ra ấn tượng uống sữa Ông Thọ thì bổ dưỡng, sống lâu.

Thọ tinh là một trong bộ ba vị tinh quân (Tam tinh) là Phúc, Lộc, Thọ.

Theo truyền thuyết Thọ tinh ngự tại Nam cực, do đó Thọ tinh còn có danh hiệu là Nam cực tiên ông hay Nam cực Thọ tinh hay Nam tào. Đây là ông tiên chuyên giữ bộ sinh (coi về tuổi thọ con người). Đối lập với Thọ tinh (Nam tào) là Bắc đẩu, chuyên giữ bộ tử (coi về tuổi chết con người). Nam tào Bắc đẩu vì thế là một cụm từ thường đi kèm với nhau. Theo nhiều truyện cổ, hai ông tiên này hay ra thạch bàn đánh cờ với nhau: Nam tào mặc áo đỏ, ngồi xoay mặt về hướng bắc; Bắc đẩu mặc áo trắng, ngồi xoay mặt về hướng nam.

Thọ tinh trong tranh vẽ là ông lão cao ráo, mảnh khảnh, đôi chân mày bạc, râu dài bạc phơ, đầu hói và dài, miệng cười hiền hòa, có thể kèm thêm một chú bé con (đồng tử, tiểu đồng) theo hầu.

Một tay Thọ tinh cầm gậy, sần sùi những mắt gỗ, có lẽ làm từ rễ cây của một cổ thụ đã sống rất nhiều năm; tay kia Thọ tinh cầm quả đào. Có khi Thọ tinh chỉ cầm một trong hai món này.

Trái đào tượng trưng cho sự trường sinh bất tử, liên hệ tới truyền thuyết về quả bàn đào ở vườn đào tiên của Tây vương mẫu, cứ ba ngàn năm mới trổ bông, ba ngàn năm mới kết trái, ba ngàn năm mới chín, ăn được quả bàn đào thì trường sinh bất tử. Truyện Tây du của Ngô Thừa Ân đã kể rất ly kỳ chuyện Tôn Ngộ Không quậy phá tưng bừng làm tan hoang Hội yến Bàn đào của Tây vương mẫu.

Nhiều gia đình tổ chức lễ thượng thọ cho cha mẹ, ông bà vì thế còn đặt làm loại oản bột nặn hình quả đào, nhuộm phẩm màu phơn phớt hồng, ra ý hiến đào là dâng thêm tuổi thọ cho người thân.

Có khi vẽ Thọ tinh sinh ra từ quả đào, do hai tiểu đồng khiêng đi.

Vì trái đào là biểu tượng cho trường sinh cho nên có khi người ta vẽ ba trái đào nằm giữa năm con dơi, với ý nghĩa mong ước hay cầu chúc trường sinh bất tử và hưởng được ngũ phúc. Số ba và số năm là số dương (mà dương là tốt đẹp, đối lập với âm là xấu). Số ba cũng do ảnh hưởng của Đạo đức kinh: “Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.” Vậy thì số ba hàm nghĩa sinh sinh hóa hóa, sinh sôi nảy nở, là sức sống bất diệt.

Nếu tranh vẽ Thọ tinh kèm theo tiểu đồng, thì có khi tiểu đồng quảy trên vai một chùm hai hay ba trái đào tiên to tướng, có khi vẽ tiều đồng cầm mấy nhánh cỏ linh chi.

Cỏ linh chi cũng tượng trưng cho tuổi thọ, vì theo truyền thuyết linh chi là tiên dược, có thể cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh. Truyện kiếm hiệp Trung Hoa vì thế đôi khi lồng thêm những trận ác đấu long trời lở đất của quần hùng cao thủ, không phải để tranh giành bí kíp võ lâm mà chỉ cốt để chiếm đoạt linh chi mọc ngàn năm trên núi Côn Lôn hay đỉnh Thiên Sơn tuyết phủ, hoang vu heo hút, ăn được linh chi này thì gia tăng nội công, nội lực.

Đôi khi tranh vẽ Thọ tinh cỡi trên lưng hay đứng bên cạnh một con hươu sao hoặc con nai. Hươu hay nai chữ Hán gọi là lộc, đọc cùng âm [lù] với chữ lộc theo nghĩa bổng lộc, tài lộc, lợi lộc... Có khi vẽ con hươu miệng ngậm vài nhánh cỏ linh chi để liên hệ thêm ý nghĩa trường sinh. Thọ (sống lâu) đọc cùng âm [shòu] với chữ thọ, thụ theo nghĩa thọ nhận, nhận được.

Có khi tranh vẽ một con dơi bay gần Thọ tinh, để liên hệ nghĩa phúc, phước (may mắn, phúc lành).

Thế nên, treo tranh Thọ tinh cỡi hươu, kèm thêm quả đào, con dơi, thì ngoài công dụng trang trí chủ nhà còn hàm ý mong ước vừa được sống lâu vừa được thọ hưởng nhiều tài lộc, may mắn. Tặng ai tranh này tức là kín đáo cầu chúc cho họ sống thọ, hưởng cả lộc lẫn phước.

* * *

Từ ước mơ được sống lâu, hưởng phước lộc, người xưa đã cụ thể hóa cái ý tưởng trừu tượng thành những hoa văn, tranh vẽ, pho tượng cụ thể, hoặc để trang trí y phục hoặc nhà cửa, để làm quà chúc mừng nhau thay cho lời chúc ở cửa miệng hay trên tấm thiệp. Cuộc sống vì thế phong phú hơn, văn hóa hơn.

TRƯỜNG KỶ TÍCH CỔ ĐỒ - BỘ ĐẠI ĐẸP CỰC HIẾM